Outsourcing: Thiên đường và những mảng tối

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 913 | Cật nhập lần cuối: 8/12/2018 7:12:31 PM | RSS

So với việc phát triển dự án product, outscouring mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn, ít tốn chi phí và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Thế nên không quá lạ khi thị trường công nghệ phần mềm ở Việt Nam hiện nay có đến gần 80% các công ty Outsource, trong khi đó, các công ty product chỉ chiếm một phần nhỏ.

Ở Việt Nam có khá nhiều công ty outsource (FPT Software, Luxoft, KMS Technology). Các công ty này cung cấp phần lớn công ăn việc làm của lập trình viên, đóng góp vào GDP nước nhà. Outsourcing mang đến cơ hội phát triển cho các công ty công nghệ phần mềm, mặt khác, nó đem tới cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam. Cụ thể, chất lượng lập trình viên ở Việt Nam so với các nước trong khu vực không kém hơn mà có phần nhích hơn chút đỉnh.

Bằng trải nghiệm thực tế tại Ấn Độ, Lieberman chủ tịch KMS đã chia sẻ rằng, ông nhận thấy kỹ năng CNTT hiện đại của lao động Việt Nam đã bằng, và trong một số trường hợp còn vượt quốc gia Nam Á. Khả năng ngoại ngữ của Việt Nam cũng được Chủ tịch KMS đánh giá là “xuất sắc”.

Việc Outsourcing mang lại cơ hội phát triển cho ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam, đem lại doanh thu tương đối lớn cho các doanh nghiệp còn non trẻ. Thay vì đầu tư vào một dự án phải mất từ 5 đến 10 năm để sinh được lợi nhuận, các công ty Outsourcing chỉ cần đầu tư vào đội ngũ lập trình viên và nhận ngay các dự án nước ngoài vềvà hoàn thiện nó là đã có dòng tiền ổn định để phát triển.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Outsouring cũng có những mặt tối mà chúng ta cần phải nhìn nhận. Nó không phải thiên đường cho chúng ta, ít nhất là đối với các lập trình viên và cả với nền công nghiệp phần mềm nước nhà.

Vì sao các công ty lại thích outsource, chung quy cũng là vì tiền. Giá nhân sự của Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với lập trình viên nước ngoài. Các công ty outsourcing tại Việt Nam giữ phần lớn, chi trả một phần nhỏ cho lập trình viên.

Đã là Outsource thì không còn lạ gì với chuyện làm thêm giờ, còn gọi là OT (Overtime). Nếu bạn xui xẻo rơi vào dự án “cháy”, OT là chuyện như cơm bữa. Bạn sẽ phải đi làm tới 8-9 giờ tối, cả thứ 7 chủ Nhật.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, quan hệ xã hội và gia đình. Có thể bạn kiếm được số tiền đáng mơ ước của nhiều người, nhưng mỗi ngày, bạn làm việc 14 tiếng, đến thời gian chăm sóc bản thân còn không có thì có đáng không.

Đặc biệt, nếu bạn làm với công ty Nhật thì không cái khái niệm OT, đi làm 9-10h tối mới về là “văn hóa làm việc” bên đó. Về chuyện tiền nong, có nhiều công ty trả tiền OT rất sòng phẳng, cũng có nhiều nơi quy ra ngày phép, hoặc xù luôn. Thế nên, đã xác định làm Outsourcing thì phải chấp nhận, lương cao nhưng đánh đổi cũng rất nhiều.

Tiếp đến, hãy nhìn xa hơn cho ngành IT Việt Nam, nếu chúng ta cứ mãi chạy theo dòng tiền, thì chẳng bao giờ có một sản phẩm gì đánh dấu sự phát triển của ngành công nghệ nước nhà cả. Nếu để ý quan sát các Product của Việt Nam đang có trên thị trường, bạn sẽ thấy đâu đó, chúng ta đang mãi chạy theo những nước phát triển, copy các product đã thành công, chứ chưa có một bước tiến nào khẳng định tên tuổi Việt Nam. Zing me ra đời giống với Facebook, Zalo na ná giống Viber hay CocCoc chẳng khác với Chrome là mấy. Phải chăng, chính việc mải mê chạy theo Outsourcing đã hạn chế sự sáng tạo và phát triển của ngành công nghệ phần mềm Việt Nam hiện nay?

Đến một lúc nào đó, xuất hiện một thị trường outsourcing mới, giá nhân công rẻ hơn Việt Nam, chất lượng tốt hơn chúng ta, liệu rằng lúc đó, những công ty công nghệ lớn vẫn còn muốn thuê chúng ta chứ? Không làm chủ được mọi tình huống, chẳng mấy chốc trong tương lai, rất có thể chúng ta sẽ lâm vào cảnh, có quá nhiều công ty outsourcing nhưng lại thiếu dự án, các công ty phải cạnh tranh với nhau để tồn tại hoặc bán mình cho những công ty khác…

Chúng ta vẫn có một số công ty mạo hiểm đầu tư vào các product nho nhỏ. Một số thì dừng chân sau 1, 2 năm, số khác sống lay lắt qua ngày chờ thị trường. Nhưng các sản phẩm Product ở Việt Nam thành công không phải là không có. Vietnamworks là một ví dụ điển hình, một dự án công nghệ thành công sau 13 năm, vẫn đang trên đà phát triển.

Bạn và tôi, những người đang làm việc trong ngành IT Việt Nam, đã tới lúc chúng ta nhìn nhận rõ ràng về outsourcing, nó không phải thiên đường để phát triển lâu dài. Đã có một số công ty outsourcing bắt đầu chuyển hướng sang phát triển các dự án product. Còn bạn thì sao, bạn có muốn tiếp tục làm thuê cho cả thế giới hay là xây dựng một dự án cho riêng mình, đánh dấu tên tuổi của mình trong ngành công nghệ phần mềm thế giới, hãy trả lời tự dành câu trả lời cho bản thân mình trong tương lai nhé?

Bài viết được chia sẻ từ một bạn Developer 10 năm làm việc trong các công ty outsourcing xin được giấu tên.